Cách xử lý bộ đàm Motorola bị mất tiếng là thắc mắc của nhiều khách hàng khi đặt câu hỏi cho bộ phận kỹ thuật của chúng tôi. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn cách xử lý bộ đàm mất tiếng đúng cách.
Bộ đàm cầm tay đã trở thành công cụ không thể thiếu ở một số ngành nghề hiện nay bởi tính chất đặc thù của công việc. Máy đàm cầm tay có khả năng ứng dụng rất tiện lợi, hỗ trợ cho quá trình liên lạc của con người trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Vì thế, nếu đang sử dụng bộ đàm Motorola gặp phải tình trạng bộ đàm bị mất tiếng, âm thanh khó nghe thì rất bất tiện. Cùng tìm hiểu và sửa lỗi ngay nào.
Cách xử lý bộ đàm Motorola bị mất tiếng
Bộ đàm bị rè
Bộ đàm cầm tay bị rè là do pin của máy đang yếu, anten máy lắp đặt chưa chặt và do khoảng cách giữa các máy liên lạc đang đến ngưỡng bán kính hoạt động.
Cách sửa khắc phục lỗi bộ đàm bị rè:
- Sạc pin hoặc thay pin mới.
- Chỉnh lại anten cho chặt.
Bộ đàm Motorola không nghe được
TH1: pin của máy kém.
Khi thấy máy đàm cầm tay không nghe được, hãy cẩn thận kiểm tra lại pin máy còn hay đã cạn kiệt. Trong trường hợp máy đã hết pin thì tốt nhất là bạn nên thay luôn pin mới.
TH2 : Anten của bộ đàm chuyên dụng bị gãy hoặc lắp chưa chặt với máy.
Anten bộ đàm trong quá trình sử dụng có thể bị gãy hoặc chưa được lắp chặt với phần thân máy, gây ra lỗi máy bộ đàm không nghe được. Vì vậy, bạn nên kiểm tra lại kỹ càng phần anten của thiết bị khi bộ đàm cầm tay không nghe được, đảm bảo anten đã được gắn chặt với máy.
TH3: Do tần số không cùng kênh.
Tần số bộ đàm giữa các thiết bị trong hệ thống phải đảm bảo bắt đúng kênh và đúng tần thì mới hạn chế gặp phải tình trạng máy đàm cầm tay không nghe được.
TH4: Công suất của máy đáp ứng khoảng cách nhất định
Bộ đàm cầm tay không nghe được hoặc âm thanh phát ra không rõ ràng có thể là do khoảng cách sử dụng giữa các thiết bị chưa được đảm bảo. bộ đàm chỉ có thể bắt sóng và tần số rõ ràng trong 1 cự ly mà thiết bị cho phép. Đó là lý do vì sao khi mua bộ đàm cầm tay, bạn cần hỏi kỹ đơn vị bán về công suất và tần số của máy đàm cầm tay như thế nào. Lưu ý là máy bộ đàm có công suất càng lớn thì sẽ cho phạm vi liên lạc càng xa hơn.
Sau khi đã tiến hành kiểm tra đủ các yếu tố trên mà bộ đàm cầm tay mất tiếng vẫn không khắc phục tình trạng máy đàm cầm tay lỗi thì hãy nhanh chóng liên hệ tới bộ phận kỹ thuật của đơn vị phân phối sản phẩm để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Máy đàm cầm tay không nói được
Có thể bộ đàm chuyên dụng không nói được là do bị bụi bẩn hoặc giấy dán che lấp lỗ thu âm của máy. Với lỗi máy đàm cầm tay không nói được, hãy cẩn thận lau sạch và kiểm tra xem lỗ thu âm có đang bị vật cản nào che lấp không nhé!
Tần số bộ đàm chuyên dụng vẫn là yếu tố quan trọng, là nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi bộ đàm không nói được. Hãy cài đúng tần số bộ đàm chuyên dụng với hệ thống chính của bộ đàm cầm tay. Một nguyên nhân khác khiến bộ đàm cầm tay không nói được có thể do anten máy phát gặp phải tình trạng như bị gãy trong hoặc lắp chưa đúng.
Nguyên nhân cuối cùng gây ra lỗi máy bộ đàm không nói được là bộ đàm bị hỏng phần thu. Lời khuyên dành cho trường hợp máy bộ đàm lỗi này là có thể liên hệ tới các nhân viên kỹ thuật để được bảo hành sản phẩm.
Bộ đàm phát ra tiếng hú
Trường hợp bộ đàm chuyên dụng bị hỏng gây ra tình trạng hú có thể là do bộ đàm chuyên dụng hỏng phần cảm biến tại chức năng SOS (chức năng báo động). máy bộ đàm khác đang nhấn chế độ báo động cũng là một nguyên nhân khiến bạn lầm tưởng máy bộ đàm hỏng, hãy theo dõi các máy bộ đàm xung quanh cùng hệ thống với mình nhé.
Mẫu bộ đàm Motorola âm thanh tốt được sử dụng nhiều nhất
Bộ đàm Motorola CP1100
Bộ đàm Motorola GP 1000
Bài viết trên phần nào chia sẻ cho các bạn mẹo xử lý khi bộ đàm chuyên dụng không sử dụng được. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng bởi những lỗi kỹ thuật khác phải mang đến đơn vị bảo hành xử lý.
Truy cập websize bodammotorola.net để được tư vấn