Các tiêu chuẩn bộ đàm chống cháy nổ bắt buộc phải có

Do đặc thù chuyên biệt trong môi trường công việc tại các kho xăng, bến cảng… dẫn đến việc sử dụng máy bộ đàm liên lạc cũng phải có đặc thù riêng mà các nhà sản xuất bộ đàm phải tuân theo đó là các tiêu chuẩn bộ đàm chống cháy nổ bắt buộc phải có do các tổ chức giám định. Vậy các tiêu chuẩn đó là gì? Tổ chức nào đứng ra giám định ? sẽ được giới thiệu đến các bạn trong bài viết này

Tiêu chuẩn FM trong bộ đàm cầm tay chống cháy nổ, do Tổ chức Factory Mutual Research Corporation – FMRC (tạm dịch: Hiệp hội nghiên cứu chống cháy nổ trong nhà máy) quy định

Tiêu chuẩn FM trong bộ đàm chống cháy nổ

Đây là tiêu chuẩn trước đây về an toàn chống cháy nổ của bộ đàm chuyên dụng Motorola, Icom, Vertex Standard….

Đến thời điểm hiện nay thì tiêu chuẩn FM đã không còn nữa. Các dòng máy bộ đàm ngày nay đã chuyển từ tiêu chuẩn FM sang tiêu chuẩn phòng nổ UL.

Máy đàm cầm tay chống cháy nổ là gì, tuân theo tiêu chuẩn chống cháy nổ nào?

Tiêu chuẩn FM là một trong các tiêu chuẩn an toàn chống cháy nổ được ứng dụng trong bộ đàm cầm tay bộ đàm cầm tay an toàn chống cháy nổ:

Là loại máy bộ đàm được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn chống cháy nổ FM do Tổ chức Factory Mutual Research Corporation – FMRC (tạm dịch: Hiệp hội nghiên cứu chống cháy nổ trong nhà máy) quy định. Thiết bị được đảm bảo làm việc an toàn trong môi trường công việc nguy hiểm dễ phát sinh cháy nổ.

Các nội dung về mức độ an toàn trong cháy nổ được tổ chức FMRC chứng nhận

Các thiết bị điện không đủ khả năng phát sinh ra điện năng hay nhiệt năng trong điều kiện vận hành.

Thiết bị không có khảng năng phát ra tia lửa điện trong những môi trường đặc biệt gây nguy hiểm.

Các vùng an toàn

Vùng 1: An toàn trong kích nổ

Vùng 2: An toàn không phát tia lửa điện

Các phân nhóm môi trường

Nhóm A: Khí Axêtylen

Nhóm B: Khí Hydro

Nhóm C: Khí Etylen

Nhóm D: Khí Metan và Propan (Gas dân dụng)

Nhóm E: Bụi kim loại dễ bắt lửa

Nhóm F: Bụi than các loại

Nhóm G: Bụi ngũ cốc

Điều kiện sử dụng an toàn

  • Loại môi trường I, II và III thuộc vùng 1, bao gồm các nhóm C, D, E, F và G.
  • Loại môi trường I thuộc vùng 2, bao gồm các nhóm A, B, C và D.

  1. CENELEC ………………… Châu Âu
  2. CSA ………………………… Canada
  3. FMRC ……………………… Mỹ
  4. MSHA ……………………… Mỹ
  5. NEMKO ……………………. Na Uy
  6. PTB ………………………… Đức
  7. SAA ………………………… Úc

FAQ CÁC THUẬT NGHŨ THƯỜNG GẶP:

Thuật ngữ về một số tiêu chuẩn trên thiết bị đo lường như: bộ đàm, ĐÈN PIN CHỐNG CHÁY NỔ,..

Thuật ngữ về một số tiêu chuẩn: IP, ATEX, OIML, FM, NTEP…

IP Tiêu chuẩn IP

IP là tiêu chuẩn quốc tế về cấp bảo vệ (International Protection): Chống bụi thâm nhập và chống nước.

IP thông thường gồm hai đối số X,Y (IPXY) đi kèm: IP44, IP55, IP67, IP68 và một số thiết bị đạt IP69K (Cấp bảo vệ cao nhất hiện nay):

Đối số thứ nhất X: 4,5,6 là cấp độ bảo vệ chống bụi:

Đối số thứ hai Y: 5,7,8,9l à cấp độ bảo vệ chống nước.

Các đối số càng cao cấp bảo vệ càng lớn, câp chống bụi 6 và chống nước 9 là cấp cao nhất.

VD:

IP67: Thiết bị hoàn toàn chống bụi thâm nhập và có thể ngâm nước trong nước trong một thời gian ngắn dưới áp xuất nhất định.

IP68: Thiết bị hoàn toàn chống bụi thâm nhập, thiết bị hoạt động trong nước trong thời gian nhất định và dưới áp xuất nhất định

IP69K: Thiết bị hoàn toàn chống bụi thâm nhập và hoạt động trong nước và chịu được nước với áp xuất cao như vòi phun máy rửa xe, vòi cứu hỏa

Hazardous

Hazardous area được định nghĩa là khu vực có môi trường nguy hiểm (trong Hazardous được chia thành nhiều phân loại và cấp độ khác nhau:

Cấp độ Class 1: Khu vực nguy hiểm có khí hoặc chất dễ cháy nổ tồn tại.

Cấp độ Class 2: Khu vực nguy hiểm do có sự tồn tại của bụi bẩn công nghiệp dễ cháy hoặc dẫn điện (Bụi kim loại, Bụi than, Các hạt bụi nhiễm từ, dẫn điện…)

Tiêu chuẩn FM Approvals

FM Approvals là nhà đánh giá và kiểm định quốc tế độc lập về chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp có trụ sở tại Boston Hoa Kỳ trực thuộc tổ chức quốc tế FM Global (Được thành lập từ 1835 là tổ chức độc lập với uy tín cao chuyên đánh giá, kiểm tra về chất lượng các sản phẩm công nghiệp. Các sản phẩm được FM chứng nhận được đảm bảo tối đa về chất lượng và rất nhiều nhà sản xuất uy tín đăng ký chứng nhận FM

Các sản phẩm được chứng nhận FM Approvals là các sản phẩm đáp ứng đúng những tiêu chí khắt khe nhất về chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra.

FM có thể chứng nhận với một số nội dung và điều kiện đi kèm…

VD: Sản phẩm được chứng nhận FM Approvals với nội dung: “Hazardous (Classified) Location Elecctrical Equipment” Class I, Class II- Chứng nhận thiết bị điện có chất lượng phù hợp với môi trường nguy hiểm vơi cấp độ:

Cấp độ Class 1: Thiết bị điện đạt tiếu chí chất lượng và an toàn trong khu vực nguy hiểm có khí hoặc chất dễ cháy nổ tồn tại.

Cấp độ Class 2: Thiết bị điện đạt tiếu chí chất lượng và an toàn trong khu vực nguy hiểm do sự tồn tại và hiện diện bụi bẩn công nghiệp dễ cháy hoặc dẫn điện (Bụi kim loại, Bụi than dễ cháy…)

Có nhiều cấp độ và phân loại: Class, Division, Zone…. Nói chung những sản phẩm đạt tiêu chuẩn FM (Hazardous) là các sản phẩm chất lượng cao và an toàn trong môi trường nguy nhiểm dễ cháy nổ bụi bẩn.

Tiêu chuẩn ATEX hay Ex: (Equipment for Explosive Atmospheres)

Các thiết bị được chứng nhận EX là các thiết bị được sản xuất với các chức năng chống cháy nổ, phù hợp cho hoạt động trong môi trường dễ cháy nổ.

Cũng giống như FM, Ex được phân cấp theo nhiều khu vực (Zone I, II….): Thường xuyên có nguy cơ cháy nổ, KV có nguy cơ cháy nổ….

Tiêu chuẩn OIML:

OIML -International Organisation of Legal Metrology là tổ chức đo lường hợp pháp quốc tế có trụ sở tại Paris.

Tiêu chuẩn OIML được dùng để hợp pháp hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện đo lường giữa các quốc gia thành tiêu chuẩn quốc tế.

VD: Tại Việt nam Hệ thống cân được kiểm định theo tiêu chuẩn TCVN 13-2009 tương đương với OIML R60 theo tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống cân thông thường (Non Automatic).

Nói chung OIML là tiêu chuẩn các thiết bị đo lường mang tính chất toàn cầu được nhiều quốc gia thừa nhận.

Một số tiêu chuẩn tương đương OIML R60 như EN 45501 của Anh, WELMEC 2.4 của Châu âu

Các tổ chức là thành viên chính thức của OIML được quyền đánh giá và kiểm định phương tiện đo theo OIML và đề xuất cấp chứng nhận OIML

National Type Evaluation Program (NTEP)

NTEP được chứng nhận bởi tổ chức NCWM (National Conference on Weights and Measures ) trực thuộc Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ– NIST(National Institute of Standards and Technology )

Chứng nhận NTEP là chứng nhận của các thiết bị đo lường được sản xuất và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của NIST (Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ)

European Committee for Standardization

CE là tiêu chuẩn bắt buộc cho các sản phẩm và hàng hóa muốn kinh doanh tại liên minh châu âu EU. CE là chứng nhận chung phù hợp với tiêu chuẩn Châu âu, đi kèm với mỗi loại hàng hóa còn có tiêu chuẩn phù hợp khác CE mark

VD: Thiết bị điện- CE xxx/EEC, Đồ chơi an toàn- CE xxxx/EEC, Cơ khí – CE xxxx/EC

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

RoHS (Restriction of Certain Hazardous Substances) – Là tiêu chuẩn nhằm bảo vệ môi trường hạn chế các chất độc hại, nguy hiểm tác động đến môi trường và sức khỏe con người, Tiêu chuẩn này cấm các sản phẩm có các loại chất đặc biệt nguy hiểm đối với môi trường và đối với sức khoẻ con người trong quá trình sản xuất: Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb).

Hiện nay máy bộ đàm theo tiêu chuẩn FM đã ngừng sản xuất và đã được thay thế bằng tiêu chuẩn UL. Các bạn có thể tham khảo bài viết này để có cái nhìn cụ thể nhé: Thông báo chuyển đổi tiêu chuẩn chống cháy nổ của hãng bộ đàm Motorola. Các dòng máy bộ đàm cũng đã thay đổi tiêu chuẩn chống cháy nổ, thậm chí có hãng còn thay đổi luôn cả model máy để nâng cấp thiết bị, công nghệ phù hợp với thời đại số hiện nay như của Motorola: thay đổi từ bộ đàm cầm tay chống cháy nổ Motorola GP328 và Motorola GP338 thành máy bộ đàm chống cháy nổ Motorola XiR P6620i

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *